$(function(){ var path = window.location.pathname.slice(1); if(path != ''){ $('.boxgiua_lop2').css('padding','40px 100px'); } $('#form_tuy_chinh1').prependTo('#register_email'); $(window).scroll(function(){ var position = $(window).scrollTop(); $('.sect').css('background-position','center '+parseInt(- position/10 + 100)+'px'); if(position > 500){ $('.logo img').css('width','80%'); $('#nav').slideUp('slow'); }else{ $('.logo img').css('width','100%'); $('#nav').slideDown('slow'); } }); });

VAPE HERO

CHUYÊN PHÂN PHỐI THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ

Hỗ Trợ Trực Tuyến  : Mua hàng Online : 0869.28.7997

 Email : vapeherovn@gmail.com

Địa Chỉ  Hà Nội: Số 7 Ngõ 298 Ngọc Lâm -  Long Biên - Hà Nội
Hotline: 083.339.6556

Địa Chỉ  Hà Nội cs2 : 
Hotline: 0869.28.7997

Địa Chỉ Quảng Ninh : 282 Giếng Đồn - Trần Hưng Đạo - Tp Hạ Long 
Hotline: 08.5555.9737

Địa chỉ Móng Cái: Số 8 Hùng Vương, Trần Phú, Tp. Móng Cái, Quảng Ninh
Hotline: 08.5555.9737

Email : vapeherovn@gmail.com
Skype: 
Liên hệ hợp tác mua buôn: 086.928.7997



lich_su_hinh_thanh_va_phat_trien_cua_thuoc_la_dien_tu_1

Thuốc lá điện tử chính hãng Hà Nội

Tuy chỉ mới xuất hiện không lâu, nhưng thuốc lá điện tử đã có một chỗ đứng trên thị trường thuốc lá. Giống như bất cứ một phát minh nào của nhân loại, thuốc lá điện tử cũng có chiều dài lịch sử hình thành và phát triển trải qua nhiều chặng đường dài với những khúc gãy. Vậy bạn đã biết được điều gì về hành trình phát triển của thuốc lá điện tử? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc đó.

Lịch sử phát triển của  thuốc lá điện tử

  • Năm 2003:

Thuốc lá điện tử được ra đời lần đầu tiên ở Bắc Kinh, Trung Quốc do Hon Lik, 52 tuổi - một dược sĩ, nhà phát minh và cũng là một người hút thuốc. Ông đã phát minh ra thiết bị này sau khi cha của ông - cũng là một người nghiện thuốc lá nặng, đã qua đời vì căn bệnh bệnh ung thư phổi ác tính. Công ty làm việc cho Lik - Golden Dragon Holdings đã chính thức phát triển thiết bị và thay đổi tên của nó thành Ruyan, có nghĩa là giống như khói.

Dược sĩ Hon Lik

  • Tháng 4 năm 2006:

Thuốc lá điện tử lần đầu tiên được nhập vào châu Âu.                                   

  • Năm 2006–2007:

Thuốc lá điện tử có mặt ở Mỹ.

  • Tháng 3 năm 2008:

Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ ra quyết định cấm bán và nhập khẩu thuốc lá điện tử. Mahmut Tokaç – Bộ trưởng Bộ Y tế và Giám đốc Dược tuyên bố thuốc lá điện tử có hại như thuốc lá truyền thống. Phó chủ tịch Quỹ Phòng chống hút thuốc ở Thổ Nhĩ Kỳ, Kıyas gungor, tuyên bố rằng nicotine là yếu tố nguy hiểm nhất trong số 4.800 hóa chất độc hại trong thuốc lá.

  • Tháng 9 năm 2008:

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra tuyên bố không công nhận thuốc lá điện tử là một cách bỏ thuốc lá hợp pháp và yêu cầu các nhà tiếp thị ngay lập tức phải loại bỏ các tài liệu của họ về việc WHO sử dụng thuốc lá điện tử là an toàn và hiệu quả.

  • Tháng 10 năm 2008:

Trong một nghiên cứu được tài trợ bởi Ruyan, Y tế New Zealand đã tiến hành một phân tích định lượng và kết luận: chất gây ung thư và các chất độc hại có trong thuốc lá điện tử dưới mức nguy hiểm. Trên cơ sở những nghiên cứu, thuốc lá điện tử được đánh giá có cường độ ít nguy hiểm hơn so với thuốc lá thông thường. Lượng nicotine trong thuốc lá điện tử là tương đương với một ống thuốc nicotine.

  • Tháng 1 năm 2009:

Tại Úc cấm việc sở hữu và bán thuốc lá điện tử có chứa nicotine, với lý do mọi sản phẩm chứa nicotine trừ các liệu pháp thay thế và thuốc lá được phân loại đều được coi như là một loại độc. Bộ Y tế Jordan cấm nhập khẩu thuốc lá điện tử, với lý do lo ngại về mặt sức khỏe theo quyết định của Tổ chức Y tế Thế giới.

  • Tháng 3 năm 2009:

FDA xếp thuốc lá điện tử vào danh sách Import Alert 66-41 và chỉ đạo Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ từ chối nhập cảnh thuốc lá điện tử vào Hoa Kỳ. Tại Canada cấm việc mua bán, quảng cáo và nhập khẩu Thuốc lá điện tử. Bộ Y tế Canada khuyên người Canada không nên mua và sử dụng thuốc lá điện tử, tuyên bố rằng nó có chứa một chất kích thích (propylene glycol).

Bộ Y tế Hồng Kông cấm thuốc lá điện tử. Hình phạt tối đa đối với việc sở hữu hoặc bán thuốc lá điện tử là 100,000$ HK tiền phạt và hai năm tù giam. Kể từ khi thuốc lá không khói thuốc bị cấm ở Hồng Kông, lệnh cấm thuốc lá điện tử tiếp tục được đưa ra và khiến nó có nguy cơ nguy hiểm cao như các sản phẩm thuốc lá thông thường.

  • Tháng 4 năm 2009:

Smoking Everywhere nộp đơn khiếu nại liên bang chống lại lệnh cấm nhập khẩu thuốc lá điện tử của FDA. Đơn kiện cho rằng FDA không có thẩm quyền với thuốc lá điện tử, vì nó là một sản phẩm thuốc lá và nỗ lực của FDA là đề cập với Quốc hội cho FDA thẩm quyền quyết định đối với các sản phẩm thuốc lá. Họ cho rằng thuốc lá điện tử không phải là thuốc, hệ thống phân phối thuốc, hay kết hợp thiết bị thuốc có mức độ dưới 21 U.S.C 321 (g).

  • Tháng 5 năm 2009:

Action on Smoking and Health (ASH) tập hợp các đơn kiến ​​nghị lên FDA, kêu gọi FDA đưa ra quyết định về Thuốc lá điện tử. Sau đó NJOY (Sottera) cùng với Smoking Everywhere kiện FDA.

Nồng độ Nicotine trong Vape

Hiệp hội Thuốc lá điện tử - The Electronic Cigarette Association (ECA) được thành lập. ECA (nay không còn tồn tại) là một hiệp hội thương mại gồm những nhà sản xuất thuốc lá điện tử, những nhà phân phối và bán lẻ; mục đích của Hiệp hội là thay mặt cho các ngành công nghiệp thuốc lá điện tử, đặc biệt là lên tiếng để đáp ứng vấn đề sức khỏe. Họ có trụ sở tại Washington, DC và chủ tịch cũng như phát ngôn viên của Hiệp hội là Cựu Nghị sĩ Hoa Kỳ Matt Salmon.

FDA kiểm tra 2 nhãn hiệu thuốc lá điện tử là NJOY & Smoking Everywhere, 18 đầu đốt được kiểm tra. Các xét nghiệm cho thấy lượng nhỏ chất nitrosamine thuốc lá (TSNAs) trong tinh dầu ở mức độ ngang với với các kết quả được xét nghiệm trong các sản phẩm cai thuốc lá được FDA phê chuẩn. Tinh dầu trong đầu đốt được nghiên cứu rằng có chứa một lượng chất không độc hại (khoảng 1%) diethylene glycol. TSNAs và diethylene glycol được phát hiện trong thuốc lá điện tử.

 
 

Họ Tên
Số Điện Thoại
Email